Đạp xe có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Đạp xe có tác dụng gì? Đạp xe có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như củng cố xương và cơ, kiểm soát cân nặng, nâng cao thể lực…. Cùng tylebd.com tìm hiểu chi tiết về những tác dụng này qua bài viết dưới đây. 

Đạp xe có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Củng cố xương và cơ

Thường xuyên đạp xe đạp giúp bạn tăng cường cơ chân, các khớp hông và khớp gối. Ngoài ra nó cũng tăng cường cơ tay và cải thiện chức năng cơ của cơ thể.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Đạp xe đạp kết hợp với các biện pháp tập thể dục giúp bạn cải thiện hệ tim mạch, cũng như giảm những nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành.

Theo nghiên cứu, đi xe đạp 20km/tuần có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch 50%. Với một nghiên cứu khác với 10.000 cán bộ, công chức cho thấy nhóm đi xe đạp khoảng 20km/tuần sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch so với nhóm người còn lại.

Giúp kiểm soát cân nặng

Nếu bạn đạp xe với cường độ cao thường xuyên thì lượng mỡ trong cơ thể sẽ được giảm đi, nó sẽ giúp bạn kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Tác dụng của đạp xe hàng ngày cũng làm gia tăng sự trao đổi chất của cơ thể phát triển cơ bắp. Vì vậy cơ thể bạn sẽ đốt cháy được nhiều calorie hơn trong quá trình vận động.

Đạp xe có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Đạp xe có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Giảm nguy cơ chấn thương chân

Khi bạn chạy bộ, các khớp chân sẽ phải chịu hoàn toàn trọng lượng của cơ thể. Nếu tác động trong thời gian dài thì nguy cơ chấn thương là rất cao. Còn nếu đạp xe trọng lượng cơ thể sẽ do cơ đùi trước và cơ đùi sau chịu trách nhiệm, các khớp gối, khớp cổ chân sẽ được giảm áp lực đi tương đối nhiều.

Các nhà khoa học đã so sánh nguy cơ tổn thương cơ bắp giữa hai nhóm người chạy bộ và đạp xe thường xuyên. Họ thấy rằng nhóm người chạy bộ có nguy cơ tổn thương cơ bắp nhiều hơn 133–134% và đau nhức cơ bắp cao hơn 87% so với người đạp xe đạp.

Tốt cho trí não

Việc đạp xe đạp thường xuyên sẽ giúp trí óc của bạn được hưởng lợi. Các nhà khoa học cho rằng người đều đặn đi xe đạp 30 phút mỗi ngày có khả năng ghi nhớ lâu hơn, lý luận tốt hơn. Đạp xe đạp giúp tái tạo các tế bào não mới trong vùng hippocampus. Đồng thời hoạt động thể chất làm tăng oxy và máu lên não, kích thích và tái tạo thụ thể, thậm chí một kế hoạch chạy xe hợp lý còn giúp phòng bệnh Alzheimer.

Cải thiện tuần hoàn máu

Trong quá trình đạp xe, nhịp tim tăng nhanh hơn mức thông thường. Đây cũng là một phương pháp tập luyện cho tim và tăng cường sức khoẻ. So với những người ít vận động, những người chăm đạp xe, đi bộ hay chạy bộ có hệ tuần hoàn máu tốt hơn hẳn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh trên thế giới. Căn bệnh này lại có thể bị ngăn chặn dễ dàng bằng phương pháp đạp xe đạp thường xuyên. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người trung niên hoạt động thể chất thường xuyên mắc bệnh ung thư ít hơn hẳn những người ít vận động.

Điều trị bệnh tiểu đường

Tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường hiên nay ngày càng gia tăng. Việc bạn hoạt động thể chất thường xuyên có thể kiểm soát được căn bệnh này. Việc đạp xe có lợi rất lớn trong việc điều trị bệnh tiểu đường, lý do là vì khi vận động, glucose trong các tế bào sẽ đốt cháy dần, glucose trong máu sẽ được các tế bào hấp thụ, chuyển hóa thanh các năng lượng hữu ích.

Hình thành cơ bắp

Nhiều người hiểu lầm rằng đạp xe chỉ tác động tới bắp chân và đùi, tuy nhiên nó còn có tác dụng đến tất cả các bộ phận trên cơ thể. Cơ tay cũng được tập luyện khi người lái dùng tay để giữ xe cân bằng. Đối với trẻ nhỏ, xương và cơ bắp được cải thiện rõ rệt sau khoảng thời gian đạp xe đều đặn.

Duy trì sức khỏe tinh thần

Đạp xe còn là bài tập chống lại các triệu chứng trầm cảm, stress hoặc lo lắng quá mức. Trong khi đập xe cơ thể sẽ tiết ra serotonin, dopamine và phenylethylamine. Đây là những hormon làm bạn cảm thấy vui vẻ, hài lòng và tỉnh táo hơn.

Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về việc đạp xe có tác dụng gì? Hy vọng những thông tin sức khỏe – thể thao mà chúng tôi liệt kê ở trên sẽ hữu ích với bạn đọc.