Bài tập giảm căng thẳng thần kinh cực hiệu quả mỗi ngày

Bài tập giảm căng thẳng thần kinh cực hiệu quả gồm có bài tập hít thở sâu, bài tập Bridge Pose, tập Yoga và một số bài tập khác. Cùng tylebd.com tìm hiểu về những bài tập này qua bài viết dưới đây. 

Bài tập giảm căng thẳng thần kinh cực hiệu quả

Tập hít thở sâu

Đơn giản là bạn hít thở sâu để tiếp nạp thêm nhiều oxy cung cấp cho cơ thể cũng là bài tập giảm căng thẳng thần kinh hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bạn nên hít thở theo nhịp, hít vào thở ra đều đặn.

Cách tập:

– Thở ra chậm, sâu kéo dài bằng mũi trong vòng khoảng 5 giây, chuẩn bị cho bước hít vào được sâu và căng tràn phổi.

– Hít vào chậm, sâu bằng mũi kéo dài trong vòng khoảng 5 giây, thấy bụng mình phình ra, nghĩa là bạn đang thở nhờ vào cơ hoành, cơ hô hấp chính của cơ thể.

– Lặp lại bước 1.

Tư thế đứa trẻ

Tư thế ngồi đứa trẻ là một tư thế thư giãn có thể giúp bạn tĩnh lặng tâm trí, loại bỏ stress và lo lắng, đồng thời nhẹ nhàng kéo giãn phần lưng. Nó cũng có tác dụng tích cực với hệ thống thần kinh và mạch bạch huyết. Đây là một tư thế quan trọng, bạn có thể tập vào giữa buổi, tập luyện bất cứ khi nào bạn muốn giải tỏa bớt căng thẳng, giúp bạn có thể cảm nhận sâu lắng con người bên trong bản thân mình.

Cách tập:

– Bắt đầu bằng tư thế quỳ trên sàn, đầu gối và lòng bàn tay chạm sàn. Hai đầu gối cách nhau một khoảng cách dễ chịu với bạn. Áp sát mu bàn chân xuống sàn.

– Thở ra, đồng thời từ từ hạ hông xuống về tư thế ngồi trên gót chân, kéo thân trở về sau. Tay duỗi dài, căng ra để phần lưng được duỗi thẳng.

– Hít thở đều đặn ở trong tư thế này. Giữ một lúc thì trở lại tư thế ban đầu.

Bài tập giảm căng thẳng thần kinh cực hiệu quả mỗi ngày
Bài tập giảm căng thẳng thần kinh cực hiệu quả mỗi ngày

Bridge Pose

Ngoài tư thế em bé, bạn có thể thực hiện tư thế cây cầu – Bridge Pose để giải tỏa căng thẳng và phòng ngừa các vấn đề tâm lý. Một số nghiên cứu cho thấy, bài tập này có hiệu quả tăng cường chức năng tuyến giáp và ổn định hoạt động sản xuất hormone của cơ thể. Đồng thời hỗ trợ làm dịu hệ thần kinh trung ương, nâng cao sức khỏe xương khớp và giảm một số cơn đau do làm việc với cường độ cao trong thời gian dài,…

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất và tinh thần nhưng tư thế cây cầu không thích hợp với người bị chấn thương vai, có vấn đề nghiêm trọng ở cổ, đau đầu gối,… Ngoài ra, người vừa phẫu thuật vùng bụng và phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi thực hiện bài tập yoga này.

Cách tập:

– Nằm trên sàn ở tư thế ngửa, điều chỉnh phần hông rộng bằng vai và thả lỏng cơ thể

– Đặt tay theo chiều xuôi của cơ thể

– Sau đó, gập đầu gối, co người lại và dùng tay nắm chặt phần cổ chân (chú ý khoảng cách giữa 2 chân nên rộng bằng vai)

– Hít sâu, sau đó nâng cao phần lưng để cảm nhận sự căng của vùng cổ và lưng

– Giữ thẳng cổ, mắt hướng lên phía trên và thở đều, chậm trong 30 giây cho đến vài phút

– Kết thúc tư thế bằng cách nằm xuống và thở chậm rãi

– Có thể lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần

Tập Yoga

Yoga là gì? Yoga bao gồm một chuỗi các bài tập không chỉ giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện tính linh hoạt cho cơ thể và giúp cơ bắp dẻo dai, các bài yoga còn khiến người tập luôn có một tinh thần thoải mái, xua tan những căng thẳng thần kinh, mệt mỏi trong cuộc sống, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tập luyện yoga thường xuyên cũng có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn, tỉnh táo và minh mẫn hơn.

Động tác cúi gập người

Động tác này thường là động tác chuyển tiếp giữa các tư thế, nó cực kỳ nhiều lợi ích kể cả khi tập riêng lẻ. Nó kéo giãn phần gân khoeo, đùi, hông và có hiệu quả giảm căng thẳng và phiền muộn. Nếu giảm stress là mục tiêu chính của bạn thì tư thế này phát huy tác động tối đa khi đầu gối bạn cong nhẹ. Nó không chỉ tốt cho đôi chân mà còn cho phép bạn tĩnh tâm. Cảm giác như bạn đang làm ngưng lại dòng huyết mạch và lắng đọng bản thân mình.

Cách tập:

Đầu tiên bạn đứng hai chân mở rộng, sau đó cúi gập người xuống và làm động tác ôm cơ thể mình. Tư thế này đòi hỏi bạn phải thư giãn phần đầu và cổ, ngoài ra bạn có thể thay đổi động tác ở cánh tay để cảm thấy thoải mái hơn. Cố gắng giữ nguyên cơ thể trong vòng 1 phút.

Bơi lội

Bơi lội nhất là trong những ngày hè nóng nực là một phương pháp tập luyện tốt, hiệu quả để bạn xua đua stress, căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Đắm mình trong làn nước mát cũng như sự hoạt động của toàn bộ cơ thể qua động tác bơi lội sẽ làm bạn thấy thư giãn.

Bạn có thể chọn lựa khung giờ bơi vào buổi sáng (khoảng 5 – 6 giờ) hoặc buổi chiều (khoảng 16 – 18 giờ). Chú ý khi bơi cần trang bị kính bơi, khăn thấm nước để bảo vệ cơ thể, việc bơi lội thoải mái nhất.

Tập chạy nhanh với tốc độ cao

Tập chạy nhanh với tốc độ cao được cho là một biện pháp để lưu thông lượng endorphin khắp cơ thể nhanh hơn. Khi chạy với tốc độ cao, tim sẽ tăng nhịp đập từ đó tăng lưu lượng máu, vận chuyển oxy đi đến các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não bộ tốt hơn và làm giảm áp lực, căng thẳng hiệu quả hơn. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên chạy với tốc độ cao khoảng 15 – 20 phút và tạm ngừng nếu mệt quá, nghỉ khoảng 30 – 60 giây. Nếu bạn đang gặp một vấn đề nào đó khiến bạn cảm thấy bế tắc, căng thẳng, hãy thử bài tập này, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm căng thẳng rõ rệt. Thực hiện bài tập này thường xuyên, tình trạng căng thẳng của bạn sẽ giảm đáng kể.

Bài viết trên chúng tôi đã liệt kê chi tiết về những bài tập giảm căng thẳng thần kinh cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng những thông tin sức khỏe – thể thao mà chúng tôi liệt kê ở trên sẽ hữu ích với bạn đọc/